Hướng dẫn sử dụng Linkedin
LinkedIn là một nền tảng mạng xã hội phục vụ cho công việc rất tốt. Vì vậy đây là một kênh tuyển dụng rất hiệu quả nếu thật sự am hiểu về nó.
Nhưng khi sử dụng hoặc mới bắt đầu sử dụng LinkedIn sẽ gặp các khó khăn và trở ngại như: Bị hạn chế sử dụng chức năng search và connect tới người dùng trên LinkedIn, hoặc chưa hiểu rõ công cụ search của LinkedIn để có thể tìm được ứng viên phù hợp với yêu cầu trong JD.
Và một phần rất phổ biến là không biết cách phân loại, quản lý và tiếp cận lại danh sách bạn bè dẫn đến việc là dù có rất nhiều bạn bè nhưng không biết làm cách nào để có thể tương tác một cách có hệ thống đối với bạn bè của mình.
Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn về cách sử dụng tool cũng như là các kỹ thuật để có thể giải quyết các vấn đề khó khăn trên.
1. Tại Sao LinkedIn lại hạn chế chức năng Search?
Trước tiên phải làm rõ tại sao LinkedIn lại hạn chế chức năng Search của người dùng. Theo như giải thích và hướng dẫn chính thức từ LinkedIn khi bạn gõ tìm kiếm “Why did I reach this limit?” trong mục hỗ trợ của LinkedIn thì sẽ được nội dung giải thích sau:
“If you’ve reached this limit, your activity on LinkedIn is likely geared towards commercial purposes, like hiring or prospecting. The commercial limit is calculated based on actions ranging from viewing profiles of people who you aren’t connected to, searching outside of your network, and browsing profiles shown in the People Also Viewed section.”
Tóm tắt lại là khi bị hạn chế chức năng search, có nghĩa là LinkedIn cho rằng, tài khoản đang hướng đến mục đích thương mại như tuyển dụng hoặc tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Cụm “The commercial limit” được hiểu là giới hạn thương mại đối với những người dùng đang sử dụng tài khoản miễn phí trên LinkedIn. Giới hạn này sẽ được LinkedIn tính toán dựa trên việc xem hồ sơ không nằm trong kết nối. Đến nay thì LinkedIn vẫn chưa công bố con số chính thức là xem bao nhiêu lượt hồ sơ không nằm trong kết nối thì sẽ bị hạn chế chức năng search. Nên cũng rất khó để định lượng một cách chính xác là xem bao nhiêu hồ sơ khi search thì bị chặn chức năng này.
Làm gì khi bị hạn chế sử dụng chức năng search. LinkedIn đã hướng dẫn người dùng như sau:
“Your limit resets at midnight the first of each calendar month, but until then your search and suggested profile viewing experience will be limited.
So what can you do? Consider upgrading to Premium.
With a LinkedIn Premium account, you’ll receive many benefits including unlimited people-browsing for profiles up to 3rd degree connections so you can connect to the right people faster.”
Tóm tắt lại là: khi bị hạn chế sử dụng chức năng search, muốn được mở chức năng này sẽ phải chờ đến khi bắt đầu tháng mới. Khi bị hạn chế chức năng search thì Linkedin sẽ đề xuất nâng cấp lên tài khoản Premium để có thể tiếp tục tìm kiếm.
Tổng kết lại là LinkedIn hạn chế chức năng search đối với những tài khoản sử dụng miễn phí, để có thể thu được phí khi tài khoản có nhu cầu tìm kiếm nhiều thông tin.
2. Các cách khắc phục khi bị hạn chế chức năng search.
Để khắc phục chức năng search đầu tiên, chúng ta cần phải nắm được nguyên lý hoạt động và vì đâu LinkedIn hạn chế chức năng search.
Trên giao diện thường của LinkedIn có thanh công cụ search, với thanh công cụ này người dùng có thể tìm kiếm ứng viên hoặc khách hàng tiềm năng. Khi xem một hồ sơ nằm ngoài kết nối thì sẽ bị tính là một lượt xem. Nếu xem search nhiều lần và xem hồ sơ nhiều lần thì sẽ bị hạn chế chức năng này. Như vậy nếu không sử dụng chức năng search để xem hồ sơ thì sẽ không bị chặn.
Có các cách sau để có thể làm được điều đó.
Sử dụng nền tảng web Recruitin để search.
Cách này thì chắc cũng có nhiều bạn đã biết, với nền tảng này có thể search được ứng viên, nhưng không search được nhiều. Mỗi trang kết quả trên đây có khoảng 10 hồ sơ và chỉ có khoảng 31 trang kết quả tìm kiếm. Như vậy kết quả tìm kiếm rất hạn chế.
Sử dụng Trial 1 tháng tài khoản LinkedIn Premium.
Hiện tại có đang có 2 gói tài khoản Linkedin Premium hay được sử dụng là Recruiter Lite khoảng 2tr8/1 tháng, và Sale Navigator 1tr8/1 tháng. Khi sử dụng bản trial thì chỉ được trải nghiệm trong 30 ngày. Sau đấy sẽ quay tở về tài khoản thường hoặc muốn dùng thêm thì sẽ phải trả thêm phí.
Mức phí được đánh giá khá cao so để có thể sử dụng tiếp, nên hầu hết mọi người sẽ không tiếp tục sử dụng. Nếu bạn nào muốn sử dụng chức năng Linkedin Premium hàng tháng trên chính tài khoản cá nhân thì inbox mình sẽ hỗ trợ thêm cho nhé.
Sử dụng tool tải kết quả tìm kiếm về dạng file excel để quản lý và tiếp cận dần dần.
Đây là cách rất hiệu quả để khắc phục tình trạng hạn chế chức năng search trên LinkedIn.
Có khá nhiều tool hỗ trợ việc này nhưng mọi người có thể tham khảo tool Phantombuster để tải kết quả tìm kiếm về file Excel.
Với tool này thì khi tìm kiếm trên tài LinkedIn thường sẽ tải được tối đa là 1000 kết quả. Còn nếu sử dụng khi tìm kiếm trên tài khoản LinkedIn Sale Navigator thì có thể tải tối đa là 2500 kết quả.
File kết quả đầy đủ các thông tin như: Link Profile, Họ Tên, Chức danh và công ty hiện tại. Chức danh và công ty cũ, thời gian làm tại công ty hiện tại và cả nơi ở hiện tại. Tất cả sẽ được tải về dưới dạng file Excel, chỉ cần tải về rồi tiếp cận dần thì sẽ không lo việc bị hạn chế chức năng search.
Sử dụng tool cũng khá là dễ, và có chức năng sử dụng thử được vài lần sau mới tính phí. Nếu bạn nào muốn tìm hiểu sâu về cách sử dụng và sử dụng tool này free lâu dài thì có thể inbox mình hỗ trợ nhé.
Trong phần tiếp theo mình sẽ nói tiếp về cách khắc phục khi bị hạn chế Connect, hướng dẫn chi tiết việc sử dụng bộ lọc trên Linkedin thường và Linkedin Premium để có thể tìm kiếm được ứng viên phù hợp nhất với JD.
Và một phần rất quan trọng là kỹ thuật dùng tool để quản lý, phân loại danh sách bạn bè trên file Google Sheets để tạo ra một file Mapping ứng viên hoàn chỉnh cho các vị trí khác nhau.
Hi vọng bài viết này có thể giúp ích được cho các bạn hiểu hơn về LinkedIn cũng như là có thể khắc phục được việc bị hạn chế chức năng search trên LinkedIn.
Nâng cấp lên tài khoản premium để search ứng viên không hạn chế
Để sử dụng tài khoản Linkedin Premium với chi phí thấp thì liên hệ bên mình để được nâng cấp với chi phí thấp nhất nhé
Zalo hỗ trợ: 0927581215
Để sử dụng tài khoản Linkedin Premium với chi phí thấp thì liên hệ bên mình để được nâng cấp với chi phí thấp nhất nhé
Zalo hỗ trợ: 0927581215